Cướp 'hết đất sống'?
Qua đó, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL yêu cầu chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.Tiết Cương: Từ nhỏ đến lớn tôi chưa được đóng vai chính
Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện nguyên nhân ung thư hay di căn đến phổi mà không phải các vị trí khác trên cơ thể. Các nhà khoa học tin rằng câu trả lời nằm ở mức aspartate cao, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Aspartate là một loại a xít amin có khả năng giúp tế bào ung thư phát triển mạnh trong phổi. "Chúng tôi phát hiện nồng độ aspartate trong phổi của những con chuột và bệnh nhân ung thư vú cao hơn những trường hợp không bị ung thư", nhà khoa học Ginevra Doglioni, người dẫn đến nghiên cứu tại Trung tâm Sinh học Ung thư của Viện Công nghệ Sinh học Flemish (Bỉ), cho biết.Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã kiểm tra tế bào từ khối u ung thư phổi. Họ phát hiện các a xít amin aspartate đã kích hoạt các cơ chế di truyền khiến ung thư phát triển mạnh hơn. Trên thực tế, aspartate được cơ thể sử dụng một cách tự nhiên để tạo ra protein. Chúng thường chỉ xuất hiện ở mức rất thấp trong máu. Thế nhưng, ở chuột và bệnh nhân ung thư di căn phổi thì aspartate tồn tại trong phổi với nồng độ cao.Về cơ bản, aspartate kích hoạt một protein bề mặt của tế bào ung thư và tạo ra phản ứng dây chuyền làm tăng khả năng thích nghi của tế bào ung thư. Nhờ đó, chúng sẽ phát triển nhanh hơn. Kết quả nghiên cứu được công bố trên chuyên san Nature.Nhóm nghiên cứu tin rằng những phát hiện mới này có thể dẫn đến những đột phá quan trọng giúp ngăn ngừa ung thư di căn đến phổi. Ngoài ra, họ cũng cho biết một số loại thuốc hiện tại có thể can thiệp vào quá trình di căn. Điều này mở ra hy vọng ngăn ngừa ung thư lan đến phổi, ngay cả khi tế bào bệnh đã lan đến các bộ phận khác của cơ thể.Các dấu hiệu cảnh báo ung thư di căn đến phổi là ho dai dẳng, khó thở, đau ngực, khàn giọng, mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân hay viêm phổi, viêm phế quản tái phát thường xuyên. Khi phát hiện các triệu chứng này, người bệnh cần sớm đến bệnh viện kiểm tra, theo Healthline.
Tư vấn sức khỏe: Tuyến tiền liệt tuổi trung niên - Phẫu thuật hay không phẫu thuật?
Đó là chia sẻ từ ông Chử Đức Hoàng, Chánh văn phòng Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (Bộ KH-CN) tại diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam: Đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh, do Báo điện tử VOV tổ chức ngày 17.4, tại Hà Nội.
Theo tờ Khmer Times, nội các Campuchia do Thủ tướng Hun Manet đứng đầu ngày 25.1 thông qua dự thảo Luật chống việc không công nhận tội ác vi phạm trong giai đoạn Campuchia Dân chủ (1975-1979).Dự thảo luật gồm 7 điều được xây dựng theo yêu cầu của Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch đảng cầm quyền Nhân dân Campuchia Hun Sen, khi ông chủ trì lễ kỷ niệm 46 năm ngày chiến thắng chế độ diệt chủng Khmer Đỏ ngày 7.1.Theo dự thảo luật, những người không công nhận mà còn ca tụng tội ác thực hiện trong giai đoạn Campuchia Dân chủ, cũng như những tội ác đã được Tòa án đặc biệt xét xử tội ác chế độ Khmer Đỏ tại Campuchia (ECCC) công nhận hoặc đang xét xử, sẽ bị trừng phạt để mang lại công lý cho các nạn nhân và ngăn chặn hành động tương tự tái diễn.Những người vi phạm có thể bị phạt tù từ 1-5 năm và bị phạt tiền từ 10 triệu-50 triệu riel (62 triệu-311 triệu đồng).Dự thảo luật nêu rõ các tội ác đã được ECCC xác định, gồm diệt chủng, tội ác chống lại loài người và tội vi phạm Công ước Geneva năm 1949. Bên cạnh đó, dự thảo luật còn nhằm ghi lại toàn bộ tội ác chống lại loài người trong dưới chế độ Khmer Đỏ do Pol Pot dẫn đầu, kéo dài 3 năm, 8 tháng và 20 ngày. Theo AFP, khoảng 2 triệu người chết vì đói, bị tra tấn, bị cưỡng ép lao động và hành quyết tập thể trong giai đoạn 1975-1979.Người phát ngôn chính phủ Campuchia Pen Bona cho biết dự thảo luật sẽ sớm được trình lên quốc hội thông qua, theo AFP. Dự luật này sẽ thay thế luật tương tự được thông qua hồi năm 2013, cấm các phát ngôn chối bỏ tội ác của Khmer Đỏ và có mức phạt tối đa 2 năm tù.
VN-Index bốc hơi hơn 40 điểm nhưng có hơn 30.000 tỉ đồng gom mua cổ phiếu
Hãng AFP ngày 27.1 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho rằng khó có khả năng virus SARS-CoV-2 xuất phát từ một phòng thí nghiệm.Bà Mao nói: "Kết luận rằng việc rò rỉ từ phòng thí nghiệm là cực kỳ khó xảy ra đã được nhóm chuyên gia Trung Quốc và Tổ chức Y tế thế giới đưa ra dựa, trên các chuyến thăm thực tế đến các phòng thí nghiệm có liên quan ở Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc)".Phát ngôn viên này khẳng định kết luận này "đã được cộng đồng quốc tế và cộng đồng khoa học công nhận rộng rãi".Tuần trước, Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) đưa ra bản đánh giá mới, trong đó các chuyên gia phân tích thiên về giả thuyết virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm.Trong các năm qua, CIA cho biết chưa có đủ thông tin để kết luận đại dịch Covid-19 có nguồn gốc tự nhiên từ một chợ nông sản ở Vũ Hán (Trung Quốc), hay tình cờ bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở đó.Sự thay đổi mới nhất dựa trên "cơ quan báo cáo có sẵn", dù lý thuyết nào trong số đó cũng có thể xảy ra, một phát ngôn viên của CIA cho biết.Tháng trước, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi Trung Quốc cung cấp thêm dữ liệu để hiểu về nguồn gốc bệnh. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh sau đó khẳng định nước này đã chia sẻ thông tin về Covid-19 mà "không hề giữ lại điều gì".Trong phát biểu ngày 27.1, phát ngôn viên này kêu gọi Mỹ "dừng chính trị hóa và lợi dụng vấn đề truy xuất nguồn gốc", đồng thời kêu gọi Mỹ "ngừng bôi nhọ và đổ lỗi cho các quốc gia khác, (và) nên phản hồi những lo ngại chính đáng của cộng đồng quốc tế càng sớm càng tốt".Tại Mỹ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật cho biết các dịch bệnh Covid-19, cúm A và virus hợp bào hô hấp (RSV) đều tăng kể từ tháng 11.2023.Trong tuần lễ từ 12-18.1, có khoảng 1/4 các ca xét nghiệm cúm A, 8,8% các ca xét nghiệm RSV và 6,2% các ca xét nghiệm Covid-19 có kết quả dương tính. Về norovirus, trong tuần lễ kết thúc ngày 4.1, gần 28% các xét nghiệm này có kết quả dương tính. Norovirus là virus đường ruột rất dễ lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bị bệnh, gây nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng.